Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu mây tre đan luôn được đánh giá là có nhiều tiềm năng khi thị trường thế giới khá rộng mở. Tuy nhiên, để ngành tre Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, cần thực hiện theo những tiêu chí quan trọng dưới đây.
Nhu cầu tiêu thụ mây tre đan thị trường thế giới
Ông Phạm Quốc Khánh, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội Tre Việt Nam, xuất khẩu tre hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng. Dẫn chứng năm 2019, giá trị xuất khẩu tre của Việt Nam chỉ đạt 348 triệu USD. Trong khi đó, ngành tre thế giới trị giá hơn 57 tỷ USD.
Các thị trường xuất khẩu tre chính trên thế giới hiện nay bao gồm Trung Quốc, EU, Philippines, Canada, Mexico, Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Thái Lan, Indonesia.
Theo số liệu thống kê cho thấy, Trung Quốc chiếm vị trí áp đảo so với các thị trường xuất khẩu khác. Trung Quốc hiện đang dẫn đầu không chỉ về sản lượng mà còn về năng lực kỹ thuật và chất lượng. Bằng chứng rõ ràng nhất là năm 2019, Trung Quốc chiếm 67% tổng giá trị xuất khẩu tre, nứa trên thế giới. Trong khi đó, thị phần của Việt Nam chỉ đạt 3%.
Sản phẩm mây tre đan đạt chất lượng xuất khẩu phải thoả mãn nhiều tiêu chí quan trọng.
Những tiêu chí đảm bảo để sản phẩm mây tre đan xuất khẩu
Để tạo nên những sản phẩm mây tre đan đạt chuẩn xuất khẩu, cần đầu tư rất nhiều kinh nghiệm, sáng tạo và công sức. Các làng nghệ luôn phải xây dựng quy trình sản xuất rõ ràng, chi tiết, chú tâm trong việc lựa chọn từ nguyên vật liệu đầu vào tới các mẫu mã sản phẩm đến sản phẩm đầu ra.
Đầu tiên, nguyên liệu phải được lựa chọn lựa kỹ càng đủ thời gian từ những cây mây, tre đạt chuẩn không non không già, hay những cây mây ‘bánh tẻ’ phải được dốc hết gai một cách cẩn thận. Tiếp đó chúng sẽ được trải qua quá trình sơ chế với nhiều công đoạn kỳ công như ngâm nước cho mềm, chẻ nan hay tuốt nhỏ để cho vừa kích thước, phơi sấy để đạt độ khô dẻo nhất định… Kế tiếp, nguyên liệu sẽ được luộc trong nước sôi hoặc sấy khói rơm để có màu đẹp tự nhiên, cuối cùng mới đến tay người thợ để đan thành các sản phẩm.
Từ nguyên liệu sơ chế người nghệ nhân thực hiện phải có trình độ chuyên môn, thẩm mỹ cao, kỹ thuật khéo léo, đôi bàn tay dày dặn kinh nghiệm và sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Mỗi thị trường nhập khẩu sẽ có một nhu cầu sử dụng và xu hướng yêu thích hình dáng và công dụng của sản phẩm khác nhau, người nghệ nhân sẽ lựa chọn chất liệu, quyết định kiểu dáng và phối hoa văn sao cho phù hợp.
Những sản phẩm mây tre đan càng đơn giản thì càng cần nhiều sự sáng tạo của nghệ nhân, để những sản phẩm đó trở nên nghệ thuật và đặc biệt hơn. Trong số đó không ít những sản phẩm mất đến tháng trời để có thể hoàn thiện.
Rào cản ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu
Cùng với Trung Quốc, Indonesia và Philippines, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu mây tre đan lớn nhất thế giới. Theo Tổng cục Lâm nghiệp, xuất khẩu hàng mây tre đan của Việt Nam đạt 474 triệu USD trong năm 2019. Đây là nhóm hàng có giá trị cao nhất trong nhóm lâm sản ngoài gỗ.
Hàng mây tre đan của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các nước EU (chiếm 31,44% tổng kim ngạch xuất khẩu), thị trường Hoa Kỳ (chiếm 19,5%) và Nhật Bản (chiếm 9,3%). Thị trường Hoa Kỳ mang về 128,76 triệu USD trong năm 2019. So với kim ngạch xuất khẩu mây tre đan toàn cầu, thị phần mây tre đan của Việt Nam chỉ chiếm 16%.
Một trong nhiều nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thấp đó là nguyên liệu mây tre đan hiện đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Lực lượng lao động tại các làng nghề ngày càng giảm trong khi nhu cầu thị trường vẫn lớn. Liên kết giữa các hiệp hội mây, tre, lá với các doanh nghiệp khác cũng như các hiệp hội thủ công mỹ nghệ còn yếu; Công tác xúc tiến thương mại đối với ngành thủ công mỹ nghệ và mây tre đan còn hạn chế, kém hiệu quả.
Cụ thể, các nhà nhập khẩu quan tâm đến các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa (về chất lượng, xã hội, môi trường, an ninh, v.v.). Trong khi đó, có chưa đến 20% doanh nghiệp mây tre đan của Việt Nam đáp ứng được một số tiêu chuẩn hợp quy. Điều này làm giảm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Theo Trademap (hệ thống cơ sở dữ liệu cập nhật về tình hình thương mại của các nước) đã chỉ ra rằng thị phần mây tre đan Việt Nam trên thị trường thế giới mới đạt khoảng 3,37%, thị trường xuất khẩu mây tre đan chưa đa dạng, chủ yếu là thị trường Mỹ (chiếm 20%), Nhật Bản (chiếm 16%) tổng giá trị xuất khẩu. Theo các chuyên gia, ngành mây tre đan của Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển, thậm chí có khả năng chiếm thêm 8-10% thị phần trên thế giới nếu khắc phục được tất cả yếu điểm nêu trên.
Xem thêm:>>Đi tìm làng nghề mây tre đan nổi tiếng nhất Việt Nam
Tổng hợp