Đi tìm làng nghề mây tre đan nổi tiếng lâu đời nhất Việt Nam

Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, nghề mây tre đan luôn phát huy được những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại, luôn được khách hàng trong và ngoài nước đón nhận. Làng nghề Phú Vinh được thành lập từ năm 1700 là một ngôi làng tiêu biểu nhất trong sản xuất mây tre đan, tạo ra những sản phẩm đẹp mắt và tinh xảo, phát huy sáng tạo đưa sản phẩm làng nghề dần đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật mây tre đan. 

Làng nghề mây tre đan

Nằm ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, cách Hà Nội 27 km về phía Tây Nam, làng nghề mây tre đan Phú Vinh được mệnh danh là “xứ sở của mây” với những sản phẩm thủ công trang trí và tiện ích nổi tiếng.

Không ai biết chính xác những sản phẩm mây tre đan đầu tiên của làng được làm ra từ khi nào nhưng nghề mây tre đan của làng được cho là có từ khoảng 400 năm trước. Trong làng, khi đó có tên là Phú Hòa Trang, có một ngọn đồi lớn là nơi trú ngụ của một đàn cò trắng lớn. Để tận dụng những chiếc lông cò đẹp, dân làng đã dùng chúng để dệt nón. Ban đầu, họ làm quà cho bạn bè, người thân, sau đó bán cho những người dân sống gần đó. Khi nhu cầu ngày càng lớn và nguồn cung cấp lông cò cạn kiệt, người dân trong làng chuyển sang sử dụng các vật liệu mềm và dẻo như cỏ, dây mây tre để làm đồ dùng gia đình như đĩa, khay, sàng, rổ, hộp …  

Kỹ thuật dệt được lưu truyền từ đời này sang đời khác và tay nghề của người dân làng Phú Hòa Trang ngày một tốt hơn. Năm 1800, đổi tên làng là Phú Vinh. Dưới thời vua Thành Thái (1889-1907), vị vua thứ 10 của triều Nguyễn, 9 nghệ nhân mây tre đan cao cấp của làng Phú Vinh đã được Nhà vua ban thưởng danh hiệu. Ngày nay, nói đến nghề mây tre đan không ai là không biết đến nghệ nhân Nguyễn Văn Khiêu (1905-1983) người làng Phú Vinh, người có công dệt chân dung cố Chủ tịch Hồ Chí Minh. từ dây mây. “Nghề mây tre đan thực sự rất khó và bạn chỉ được coi là thành công khi làm được những sản phẩm có hồn”, Khiếu từng nói. 

Làng nghề mây tre đan

Nghề được truyền từ cha sang con từ bao đời nay, những đứa trẻ làng Phú Vinh lớn lên gắn bó với cây mây, cây tre, nắm lòng bàn tay các thuộc tính của từng cây tre, từng sợi mây. Ngày càng nhiều hộ dân gắn bó với nghề, mây tre đan cũng từ đó đã phát triển trở thành nghề truyền thống của làng Phú Vinh. Những người thợ lành nghề càng ngày càng tạo ra nhiều các sản phẩm mây tre đan đẹp mắt, tinh xảo, đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Đây còn là địa điểm du lịch được nhiều du khách tìm đến để xem tận mắt và đặt mua số lượng lớn sản phẩm.

Quy trình lựa chọn nguyên liệu: 

Theo các nghệ nhân lâu năm sống tại làng nghề Phú Vinh, để có một sản phẩm như ý thì điều trước tiên người thợ phải hiểu rõ thứ nguyên liệu mà mình định làm như tre, nứa, vầu, trúc, bương, song, mây…

Với tre, nguyên liệu được chọn lựa kỹ càng, sau khi mua về được phơi tái rồi ngâm hóa chất chống mối mọt khoảng 10 ngày, tiếp tục vớt ra để nghiến mấu, cạo vỏ, đánh bóng và phơi tre khô. Kế tiếp là đưa tre vào lò, dùng rơm rạ hoặc lá tre để hun lấy màu. Sau khi hun, đưa tre ra khỏi lò để nguội và đưa lên uốn thẳng…

Làng nghề mây tre đan

Với mây, quy trình phơi sấy đòi hỏi phải đúng kỹ thuật, phơi khô tự nhiên có màu trắng ngà dẻo và dai. Làm các công việc này không thể sao nhãng mà phải liên tục săn sóc, theo dõi kỹ. Khi sấy, nhiều khói quá hay ít khói quá mây cũng bị đỏ. Trong lúc phơi gặp mưa thì sợi mây sẽ bị nổi mốc mất vẻ tươi đẹp. Sợi mây chưa khô tới thì “nước da” bị úa, khô kiệt quá thì mất vẻ óng mềm. Độ bền của mây nếu không bị ẩm có thể từ 100 năm trở lên. Đây là cách tạo màu hoàn toàn tự nhiên, không hóa chất giúp cho sản phẩm mây tre đan của Phú Vinh không gây hại cho sức khỏe người sử dụng và có độ bền màu cao tới 30-40 năm.

Mô hình sản xuất:

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh không chỉ đáp ứng nhu cầu sản phẩm trong nước mà còn tiến đến các thị trường có tính cạnh tranh cao trên thế giới. Lượng hàng xuất khẩu đến các thị trường lớn như: Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước Châu  Âu chiếm đến 60% tổng sản phẩm, còn trong nước là 40%.

Sản phẩm truyền thống:

Đồ mây tre đan Phú Vinh trước đó sản xuất chủ yếu là để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như: Thúng mủng, dần, sàng, túi, hộp…Hiện nay, Phú Vinh có nhiều mẫu mã, chủng loại đòi hỏi kỹ thuật cao đáp ứng kịp thời nhu cầu cũng như đón đầu xu hướng người tiêu dùng, như tranh chân dung, phong cảnh, hoành phi câu đối, chim thú hay sản phẩm gốm sứ quấn mây, các đồ dùng trang trí nội thất như: chao đèn, rèm cửa…

Làng nghề mây tre đan

Sản phẩm hiện đại:

Mây, tre không chỉ có tính dẻo dai dễ tạo hình mà còn rất bền, các sản phẩm mây tre đan nếu biết giữ tuổi thọ của sản phẩm có thể trên cả tuổi thọ con người. Anh cũng cho rằng: Mây, tre không chỉ là nguyên liệu ứng dụng trong trang trí, nội thất, thời trang, vật dụng đời sống,… mà còn có thể sử dụng trong thiết kế công trình nhà ở.

“Nét độc đáo của sản phẩm làng nghề Phú Vinh không chỉ nằm ở tay nghề, kỹ thuật mà còn là những đường bện đặc sắc, tinh xảo, tỉ mỉ. Có những mẫu tết hoa chỉ dân làng Phú Vinh mới làm được ”. 

Việc làm ra các đồ vật bằng mây tre đan, bất kể là tương đối đơn giản hay cầu kỳ, đều phải trải qua các công đoạn thu hái, sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu cho đến khâu cuối cùng là dệt.

Cùng với quá trình hội nhập thương mại quốc tế, nghề mây tre đan tại Phú Vinh cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành công. 

Vừng Decor cung cấp các sản phẩm nội thất mây tre tại Hà Nội và trên toàn quốc. Cam kết sản phẩm chất lượng cao với mức giá ưu đãi nhất.

Xem thêm: >>Mách nhỏ 5 kinh nghiệm lựa chọn đèn mây tre đan trang trí ít người biết

Tổng hợp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *